Lịch sử tổng quát Quý tộc Anh

Giới quý tộc của bốn quốc gia thành lập Vương quốc Anh đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình lịch sử của đất nước, mặc dù ngày nay thậm chí giới quý tộc cao được thừa hưởng tước hiệu (hereditary peers) không có đặc quyền, ưu tiên hoặc trách nhiệm, ngoại trừ quyền còn lại để đứng ra tranh cử vào House of Lords (thượng viện), quyền ăn uống ở đó, vị trí theo thứ tự chính thức của giới quý tộc (Order of precedence), quyền được chức danh nhất định, và quyền được hội kiến với Quốc vương.

Các quý tộc được phong tước bởi Anh Quốc chủ, cũng như các danh hiệu trong vương thất, các tước vị này chính thức được thừa nhận bởi một đạo dụ của Quốc chủ được đóng dấu bằng một con ấn gọi là [Great Seal of the Realm]. Chính phủ là bộ phận có trách nhiệm tiến cử với Quốc chủ cá nhân nào nên được nâng lên hàng quý tộc, sau khi người này được xem xét và thông qua bởi Ủy ban bổ nhiệm Thượng viện. Ngày nay, chỉ các thành viên của vương thất (hậu duệ xa của Quốc chủ) được phong tước trong hàng quý tộc mới được thừa nhận là quý tộc; lý do là các đảng cầm quyền đã không còn tiến cử bất kỳ người không có dòng máu vương thất (non-royal) nào lên địa vị quý tộc nữa, những non-royal cuối cùng được nâng lên địa vị quý tộc đều được tiến cử dưới thời Margaret Thatcher.

Quý tộc có năm cấp bậc theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau:

  • Duke (Công tước)
  • Marquess (Hầu tước)
  • Earl (Bá tước)
  • Viscount (Tử tước)
  • Baron (Nam tước)

Các quý tộc chia ra 2 loại là "in own right" và "by courtesy", tức những người giữ tước vị chính danh và những người giữ tước vị dạng kế thừa. Ví dụ: